Loài bò sát biết bay khổng lồ cổ xưa nhất từng sống tại sa mạc Sahara ở châu Phi cách đây vài chục triệu năm.
> Những sát thủ từng thống trị trời xanh
Ảnh minh họa bò sát bay Alanqa saharicafrom của National Geographic. |
National Geographic các nhà khoa học của Đại học Dublin tại Ireland tìm thấy hóa thạch của một loài động vật bò sát bay dưới cát ở sa mạc Sahara thuộc địa phận Morocco vào năm 2008. Các nhà khoa học đặt tên cho nó là Alanqa saharicafrom. Kể từ đó tới nay họ đã phân tích các mẩu xương hóa thạch. Kết quả phân tích, vừa mới được công bố, cho thấy những mẩu xương hóa thạch có niên đại lên tới 95 triệu năm và Alanqa saharicafrom thuộc bộ bò sát bay đã tuyệt chủng cách đây chừng 70 triệu năm.
Xương hàm và những mẩu xương cổ cho thấy Alanqa saharicafrom là tổ tiên cổ xưa nhất của họ động vật bò sát chân dài Azhdarchids. Nizar Ibrahim, một chuyên gia của Đại học Dublin, cho biết, chúng không có răng và hàm có hình dạng giống như mỏ chim. Cổ chúng dài và mảnh, còn sải cánh vào khoảng 6 m.
Nghiên cứu cho thấy A. saharicafrom và nhiều loài khác trong họ Azhdarchids không bay nhiều. Thay vào đó chúng dành nhiều thời gian trên mặt đất để bắt thằn lằn, khủng long cỡ nhỏ bằng chiếc mỏ dài.
Các chuyên gia cho rằng nhiều loài bò sát cổ biết bay từng sống cùng nhau tại Sahara khi sa mạc này còn là vùng châu thổ của một con sông từ vài chục triệu năm trước. Do săn bắt con mồi khác nhau nên các loài bò sát cổ biết bay có thể cùng chung sống. Chẳng hạn, một loài chỉ ăn cá, trong khi một loài khác ăn thằn lằn và khủng long con.
Minh Long