Cùng sự nghiệp đổi mới của đất nước hơn 20 năm qua, ngành Du lịch đã có nhiều tiến bộ và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Việc hội nhập, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu, giao lưu mở rộng và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong nền kinh tế tri thức đã trở thành xu hướng hiện nay trên thế giới và khu vực. Điều đó đã và đang tạo ra những cơ hội đồng thời cũng là thách thức đối với phát triển du lịch Việt Nam. Trước bối cảnh và xu hướng đó, định hướng phát triển Khu du lịch Sinh Thái Vườn Xoài phải đáp ứng được những yêu cầu mới của thời đại, đảm bảo về tính chuyên nghiệp, tính hiện đại, hội nhập và hiệu quả. Bên cạnh đó phải bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc, giữ gìn các yếu tố truyền thống để hướng đến phát triển bền vững, tương xứng với tiềm năng, lợi thế của đất nước và đáp ứng yêu cầu cạnh tranh quốc tế. Trong giai đoạn tới, Khu du lịch Sinh Thái Vườn Xoài tiếp tục duy trì quan điểm phát triển bền vững với mục tiêu phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần đưa Vườn Xoài trở thành điểm đến hấp dẫn và có đẳng cấp trong khu vực Đông Nam Bộ cũng như trong và ngoài nước. Để đạt mục tiêu đó, Vườn Xoài đặt trọng tâm vào phát triển du lịch có chất lượng, có thương hiệu, có tính chuyên nghiệp và hiện đại trên cơ sở khai thác tối ưu nguồn lực và lợi thế quốc gia, phát huy tính liên ngành, liên vùng, xã hội hóa và vai trò động lực của doanh nghiệp. Đối với phát triển sản phẩm và định hướng thị trường cần tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, có thế mạnh nổi trội. Bên cạnh đó, tập trung đẩy mạnh và chuyên nghiệp hóa công tác xúc tiến quảng bá du lịch nhằm vào thị trường mục tiêu theo hướng lấy điểm đến, sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch làm tiêu điểm. Coi trọng phát triển nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu về chất lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo để đảm bảo tính chuyên nghiệp, đủ sức cạnh tranh và hội nhập khu vực, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch với các tiêu chí sau: 1. Chương trình đầu tư hạ tầng du lịch. 2. Chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch. 3. Chương trình xúc tiến quảng bá du lịch. 4. Chương trình phát triển sản phẩm và thương hiệu du lịch. 5. Chiến lược kinh doanh và định hướng phát triển du lịch. |